Vặn volume cho nhỏ lại gần số không, để âm thanh chiếc tivi không nghe rõ tiếng, chỉ còn những hình ảnh chạy nhằng nhịt theo thời gian.Tôi lúc này, đang cần sự yên tĩnh, không muốn chạm vào thế giới bên ngoài. Tôi đang nghĩ đến tôi, một vài sự cô đơn buông tỏa, chạy rần rật phía ngực trái. Mắt đăm đăm nhìn vào tivi mà đầu óc toàn nghĩ chuyện khác.Sự vô cảm trong tâm thức hiện hữu, tivi đang mở mà như không thấy, càng cố nhìn...lại càng không thấy. Tim tôi mơn man cánh đồng cỏ dại. Tôi thấy rõ tôi thẫn thờ trước màu xanh của cỏ...rồi tôi lại nghe ai đó gọi tên mình...cũng ở trong mơ...mà những thứ đó ở màn hình tivi đều ...không có.
Chẳng biết sự lấn lướt thế nào, lòng tôi cứ trì xuống bâng khuâng...đâu đó...xa lắm, không sao nâng lên được.
Tôi nghĩ về thời ấu thơ với khuôn mặt lấm láp như trăng rằm...một vài con đương nghuệch ngoặc của ngày xưa ai cũng đăm đắm vỗ về. Hình như sự lớn lao ở con người không phải là vật chất mà là cõi lòng đầy hay vơi của những nỗi niềm đã cũ.
Khi bây giờ đây, một mình, ngồi bên tivi, lặng im, đành rằng mặt...vẫn nhìn nhưng lòng lại không thấy.
Quá khứ đã làm ta ràng buộc, như một ngôi nhà, mà dẫu đi đâu, rồi cũng có lúc người ta trở về để xem xét...những vật dụng của mình còn hay mất, dù rằng hàng ngày họ vẫn nghĩ đến công ăn việc làm bình thường.
Âm lượng của chiết áp về số không hoặc dương, chỉ trong tích tắc.Tập hợp của nỗi lòng được mở ra hay đóng lại tùy thuộc vào ngón tay mình có dám đưa đẩy hay không.
Hiện tại tìm ở đâu được dễ dàng, những quá khứ không phải lúc nào cũng có. Quá khứ không phơi ra tiền bạc, nhưng nó gợi cho ta những linh nghiệm quí về cuộc đời sống tốt hơn.
Có những việc trong hiện tại ta không bằng lòng nhưng qua quá khứ , ngẫm lại, tính tới tính lui rồi lại bằng lòng.
Quá khứ là cái thước đo đơn giản mà phần định tính thì không nhiều nhưng phần định lượng lúc nào cũng đầy ắp nỗi lòng làm ta say mê buộc phải quyết định theo chính kiến của mình.
Cái chiết áp thành cái ranh giới để ta đi tìm mà đôi khi không dám liều lĩnh với những ngón tay quá cẩu thả,
Là con người, đứng trước vật nhỏ bé này, có lẽ ta lại... nên nghĩ ngợi.
TUẤN ANH
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011
"Ô CỬA THÁNG GIÊNG" KHÚC TÂM TÌNH CỦA THỜI GIAN
Sau gần 30 năm từ tập thơ "Cánh võng" do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, nhà thơ Tuấn Anh mới có cho mình một tập thơ riêng đầu tiên "Ô cửa tháng giêng". Đây là tập thơ hội tụ những cảm xúc, tâm sự rất riêng của một nhà thơ ít nhiều gắn bó với thiên nhiên, cây cảnh.
27 bài trong tập thơ này được tập hợp ở hai phần. Nhà thơ Tuấn Anh cho biết :"Phần thứ nhất gồm 20 bài là những sáng tác mới. cũng có một số bài được chọn đăng trên Tạp chí Cửa biển và một số tờ báo, song nhìn chung là thơ người lớn, thơ về thiên nhiên, con người...Phần thứ hai chỉ có 7 bài là những sáng tác cách đây khá lâu, được chọn đăng trên các báo trung ương và địa phương cách đây gần 30 năm. Những bài thơ này đã xuất hiện trong tập "Cánh võng" cùng nhiều sáng tác của các nhà thơ khác. Đây là những sáng tác dành cho thiếu nhi.
Hai phần thơ trong "Ô cửa tháng giêng" như thể hiện hai góc nhìn của con người Tuấn Anh. Một Tuấn Anh giầu cảm xúc với thiên nhiên, sống hòa cùng cây cỏ, với những thời khắc giao mùa và một Tuấn Anh đầy tâm sự trẻ trung, gắn bó với những diễn biến tâm lí của thiếu nhi. Thơ Tuấn Anh mượt mà, giàu cảm xúc, suy tư thể hiện qua những vần thơ trong bài "Mùa muộn", "Mùa thu", "Bên ô cửa mùa hạ", "Ra giêng"...Phần lớn bài thơ trong phần 1 lấy cảm xúc từ các mùa trong năm và những chuyển giao của thời tiết, khí hậu và ngững biến đổi của thiên nhiên tác động đến tâm tư, thìn cảm con người.
Giọng thơ Tuấn Anh hiền lành, giản dị. Nếu không biết, có lẽ người thưởng thức nghĩ đó là chút suy tư của một cô gái trước những gì đang diễn ra ở thời khắc giao mùa. Có thể nhìn thấy qua "Mùa đến muộn đàn chim không về/Trễ nải cánh đồng quang liềm/Lúa không giòn thơm vụ/Nhánh mạ non hớt hải ruộng sau..."(Mùa muộn). Thơ anh e ấp như con gái, có lẽ vì thế mà tưng đối đông điệu với phong cách thơ Vũ Thị Huyền. Anh dành tặng một bài thơ "Hoa cải ngồng trong mưa" cho nhà thơ Vũ Thị Huyền. Tựa đề ấy là tên tập thơ của nhà thơ nữ khá quen thuộc của Hải Phòng. "Nhớ/Chạy về bông hoa cải ngồng/Trong góc vườn mấy không mấy vết chân/Mùa đông trễ gần tới gốc/Bông hoa cải đu đưa..."
Trong 20 bài thơ của phần 1 có 3 bài được Tuấn Anh viết theo thể thơ văn xuôi. "Khái niện mùa"; "Đêm cuối năm" và "Làm vợ", 3 bài thơ văn xuôi đều chúa chất nỗi lòng băn khoăn, những câu hỏi ẩn sau sự thể hiện bằng ngôn từ. Đọc lên, ai thấy cũng có cái gì đau đáu niềm riêng, chút xót xa, chút cô đơn, buồn tủi: loá"Lấp loáng trong sắc màu phản quang, ảo giác quyến rũ của đất trời buông thả, em không nhận ra hình dáng chiếc bình hoa cong cong uốn lượn với đường nét kì dị đến dịu dàng ngày xưa vô tình không để ý" (Khái niệm mùa); "Đêm cuối năm/ Cành đào Nhật Tân đốn đi ba đoạn/Người bán hàng quàn áo mỏng tang lem nhem ba lần hạ giá/Xoay nghiêng /Xoay dọc/ Cành đào vẫn những nụ hoa chúm chím giữa dòng người thưa thớt/ Người bán hàng rã rời , đôi mắt sKè sè cay, đêm đổ xuốn từng mảng lạnh." (Đêm cuối năm); "Khắc khoải trộn một ít ô mai , trộn một ít bọt bia và khói thuốc/ Em tập quen dần cả bước chân trên nền gạch hoa xám không đều , nơi dấu chân từng lặng im" (Làm vợ).
Sau những suy tư, tâm sự đầy nỗi niềm, ở phần 2,người đọc được tiếp xúc với một Tuấn Anh trong những vần thơ thiếu nhi cách đây gần 30 năm. Dù là thơ thiếu nhi, song phong cách sáng tác của Tuấn Anhvẫn trở lại con người anh, hiền lành , giản dị mà đầy tâm tư, "Cô không là ánh sáng/Nhưng trong lòng cô như một bầu trời/Trong lòng cô có cái dìu dịu như ban mai mùa xuân có là gió mát mẻ của mùa thu..." (Cô giáo em). Gặp lại ở phần thơ này là sự trở lại của những cảm xúc lấy từ thời gian, từ những khoảnh khắc giao thoa của đất trời như trong bài "Chiều trên bãi biển Đồ Sơn"; "Đàn gà và buổi chiều"...
27 bài thơ ở "Ô của tháng giêng" có thể coi như những khúc tâm tình của thời gian , của những thời jhắc gioa mùa mà nhà thơ Tuân Anh muốn gửi đến những ai giầu cảm xúc cũng muốn đắm mình tìm một cõi riêng trong thế giới thơ của anh.
LINH CHI
27 bài trong tập thơ này được tập hợp ở hai phần. Nhà thơ Tuấn Anh cho biết :"Phần thứ nhất gồm 20 bài là những sáng tác mới. cũng có một số bài được chọn đăng trên Tạp chí Cửa biển và một số tờ báo, song nhìn chung là thơ người lớn, thơ về thiên nhiên, con người...Phần thứ hai chỉ có 7 bài là những sáng tác cách đây khá lâu, được chọn đăng trên các báo trung ương và địa phương cách đây gần 30 năm. Những bài thơ này đã xuất hiện trong tập "Cánh võng" cùng nhiều sáng tác của các nhà thơ khác. Đây là những sáng tác dành cho thiếu nhi.
Hai phần thơ trong "Ô cửa tháng giêng" như thể hiện hai góc nhìn của con người Tuấn Anh. Một Tuấn Anh giầu cảm xúc với thiên nhiên, sống hòa cùng cây cỏ, với những thời khắc giao mùa và một Tuấn Anh đầy tâm sự trẻ trung, gắn bó với những diễn biến tâm lí của thiếu nhi. Thơ Tuấn Anh mượt mà, giàu cảm xúc, suy tư thể hiện qua những vần thơ trong bài "Mùa muộn", "Mùa thu", "Bên ô cửa mùa hạ", "Ra giêng"...Phần lớn bài thơ trong phần 1 lấy cảm xúc từ các mùa trong năm và những chuyển giao của thời tiết, khí hậu và ngững biến đổi của thiên nhiên tác động đến tâm tư, thìn cảm con người.
Giọng thơ Tuấn Anh hiền lành, giản dị. Nếu không biết, có lẽ người thưởng thức nghĩ đó là chút suy tư của một cô gái trước những gì đang diễn ra ở thời khắc giao mùa. Có thể nhìn thấy qua "Mùa đến muộn đàn chim không về/Trễ nải cánh đồng quang liềm/Lúa không giòn thơm vụ/Nhánh mạ non hớt hải ruộng sau..."(Mùa muộn). Thơ anh e ấp như con gái, có lẽ vì thế mà tưng đối đông điệu với phong cách thơ Vũ Thị Huyền. Anh dành tặng một bài thơ "Hoa cải ngồng trong mưa" cho nhà thơ Vũ Thị Huyền. Tựa đề ấy là tên tập thơ của nhà thơ nữ khá quen thuộc của Hải Phòng. "Nhớ/Chạy về bông hoa cải ngồng/Trong góc vườn mấy không mấy vết chân/Mùa đông trễ gần tới gốc/Bông hoa cải đu đưa..."
Trong 20 bài thơ của phần 1 có 3 bài được Tuấn Anh viết theo thể thơ văn xuôi. "Khái niện mùa"; "Đêm cuối năm" và "Làm vợ", 3 bài thơ văn xuôi đều chúa chất nỗi lòng băn khoăn, những câu hỏi ẩn sau sự thể hiện bằng ngôn từ. Đọc lên, ai thấy cũng có cái gì đau đáu niềm riêng, chút xót xa, chút cô đơn, buồn tủi: loá"Lấp loáng trong sắc màu phản quang, ảo giác quyến rũ của đất trời buông thả, em không nhận ra hình dáng chiếc bình hoa cong cong uốn lượn với đường nét kì dị đến dịu dàng ngày xưa vô tình không để ý" (Khái niệm mùa); "Đêm cuối năm/ Cành đào Nhật Tân đốn đi ba đoạn/Người bán hàng quàn áo mỏng tang lem nhem ba lần hạ giá/Xoay nghiêng /Xoay dọc/ Cành đào vẫn những nụ hoa chúm chím giữa dòng người thưa thớt/ Người bán hàng rã rời , đôi mắt sKè sè cay, đêm đổ xuốn từng mảng lạnh." (Đêm cuối năm); "Khắc khoải trộn một ít ô mai , trộn một ít bọt bia và khói thuốc/ Em tập quen dần cả bước chân trên nền gạch hoa xám không đều , nơi dấu chân từng lặng im" (Làm vợ).
Sau những suy tư, tâm sự đầy nỗi niềm, ở phần 2,người đọc được tiếp xúc với một Tuấn Anh trong những vần thơ thiếu nhi cách đây gần 30 năm. Dù là thơ thiếu nhi, song phong cách sáng tác của Tuấn Anhvẫn trở lại con người anh, hiền lành , giản dị mà đầy tâm tư, "Cô không là ánh sáng/Nhưng trong lòng cô như một bầu trời/Trong lòng cô có cái dìu dịu như ban mai mùa xuân có là gió mát mẻ của mùa thu..." (Cô giáo em). Gặp lại ở phần thơ này là sự trở lại của những cảm xúc lấy từ thời gian, từ những khoảnh khắc giao thoa của đất trời như trong bài "Chiều trên bãi biển Đồ Sơn"; "Đàn gà và buổi chiều"...
27 bài thơ ở "Ô của tháng giêng" có thể coi như những khúc tâm tình của thời gian , của những thời jhắc gioa mùa mà nhà thơ Tuân Anh muốn gửi đến những ai giầu cảm xúc cũng muốn đắm mình tìm một cõi riêng trong thế giới thơ của anh.
LINH CHI
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
NHỚ NƯỚC NGA
Tự nhiên lại nhớ nước Nga. Nhớ quá. Cũng vào khoảng thời gian này 15 năm trước, mình còn ăn bánh mì Nga, uống sữa Nga, còn tung tẩy trên đường hái những trái táo chín đỏ gặm nhồm nhoàm... Những chiều mùa hè tha thẩn nằm trên bãi cỏ, ngửa mặt nhìn hàng bạch dương cao vút, lòng mang mang nghĩ ngợi...Hình như trong nỗi buồn người ta hay nghĩ, trong lúc vui người ta càng nghĩ nhiều hơn. Những cái nghĩ ấy có gì đó vẩn vơ, không rõ nét lúc nhanh, lúc chậm, cứ lảng bảng trong đầu.
Nước Nga giờ này người Viêt vẫn ở. Bè bạn cùng lứa với mình hồi bên đấy vẫn còn. Chẳng biết chúng nó phiêu bạt ở đâu, nhưng đích thị vẫn còn, chúng sinh sống bên đấy, lấy vợ bên đấy và sinh con đẻ cái. Chúng đã thành công dân Nga, có nhà riêng ở nước Nga và chiều chiều đi mua bánh mì Nga...còn nóng hổi.
Mình ở Việt Nam, giờ nhớ nước Nga lòng buồn rũ. Nước Nga không sinh ra mình, nhưng nước Nga lưu giữ 10 năm tuổi trẻ của mình. Hồi ấy mình vẫn tuổi yêu, hi vọng còn cháy bỏng, chỉ cần ai đó, đốt lên, cách xa hàng 1000 cây số, lòng mình có thể... thành ngọn lửa.
Ôi nước Nga thân yêu. Tôi nhớ nước Nga như nhớ quê mình đấy. Tôi đã ở nhiều nơi, đi dọc từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, cả những vùng nghỉ mát Yalta giờ thuộc nước cộng hòa Ucraina mà tôi rất quí.
15 năm rồi, tôi không còn gặp được nước Nga, đặt bàn chân lên cánh rừng Nga bạt ngàn xanh ngắt. Tôi không có lỗi lầm gì phải xa chúng, chỉ đơn giản, cuộc đời của tôi, như vận may quí hiếm đã cạn mà tuổi trẻ vô tình đón nhận. Tôi có vài nỗi buồn thoảng qua, làm chảy nước mắt. Cũng có lần tôi phải trả giá bằng những giọt mồ hôi của mình, nó cũng là qui luật có vay có trả, sự đền bù ở cuộc đời đôi khi không phải đi theo số dương.
Nước Nga có làm tôi buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng là cơ may tuổi trẻ dễ hàn gắn, giờ với tôi nỗi buồn ấy như một vệt dung nhan mà ai đó xoa lên má, để bây giờ vẫn còn vết.
Sắp sửa cuối tháng mười, nước Nga bắt đầu tuyết rơi, những bông tuyết li ti nhẹ bỗng, bay là là trong không gian làm tôi háo hức. Kí ức về tuyết với tôi có thể ngủ yên, không bao giờ dậy, bởi vì nước Nga không đến với tôi một lần nữa, mặc dù rất muốn. Được nói tiếng Nga, được ngồi trên xe điện chạy dọc thành phố, mà tôi cứ mơ... như có một ngày, một ngày nào đó tôi rểnh rang...thăm bạn bè, những khuôn mặt ngày đó, đã già đi ít nhiều, nhưng cái nét xưa, chắc không thay đổi.
TUẤN ANH
Nước Nga giờ này người Viêt vẫn ở. Bè bạn cùng lứa với mình hồi bên đấy vẫn còn. Chẳng biết chúng nó phiêu bạt ở đâu, nhưng đích thị vẫn còn, chúng sinh sống bên đấy, lấy vợ bên đấy và sinh con đẻ cái. Chúng đã thành công dân Nga, có nhà riêng ở nước Nga và chiều chiều đi mua bánh mì Nga...còn nóng hổi.
Mình ở Việt Nam, giờ nhớ nước Nga lòng buồn rũ. Nước Nga không sinh ra mình, nhưng nước Nga lưu giữ 10 năm tuổi trẻ của mình. Hồi ấy mình vẫn tuổi yêu, hi vọng còn cháy bỏng, chỉ cần ai đó, đốt lên, cách xa hàng 1000 cây số, lòng mình có thể... thành ngọn lửa.
Ôi nước Nga thân yêu. Tôi nhớ nước Nga như nhớ quê mình đấy. Tôi đã ở nhiều nơi, đi dọc từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, cả những vùng nghỉ mát Yalta giờ thuộc nước cộng hòa Ucraina mà tôi rất quí.
15 năm rồi, tôi không còn gặp được nước Nga, đặt bàn chân lên cánh rừng Nga bạt ngàn xanh ngắt. Tôi không có lỗi lầm gì phải xa chúng, chỉ đơn giản, cuộc đời của tôi, như vận may quí hiếm đã cạn mà tuổi trẻ vô tình đón nhận. Tôi có vài nỗi buồn thoảng qua, làm chảy nước mắt. Cũng có lần tôi phải trả giá bằng những giọt mồ hôi của mình, nó cũng là qui luật có vay có trả, sự đền bù ở cuộc đời đôi khi không phải đi theo số dương.
Nước Nga có làm tôi buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng là cơ may tuổi trẻ dễ hàn gắn, giờ với tôi nỗi buồn ấy như một vệt dung nhan mà ai đó xoa lên má, để bây giờ vẫn còn vết.
Sắp sửa cuối tháng mười, nước Nga bắt đầu tuyết rơi, những bông tuyết li ti nhẹ bỗng, bay là là trong không gian làm tôi háo hức. Kí ức về tuyết với tôi có thể ngủ yên, không bao giờ dậy, bởi vì nước Nga không đến với tôi một lần nữa, mặc dù rất muốn. Được nói tiếng Nga, được ngồi trên xe điện chạy dọc thành phố, mà tôi cứ mơ... như có một ngày, một ngày nào đó tôi rểnh rang...thăm bạn bè, những khuôn mặt ngày đó, đã già đi ít nhiều, nhưng cái nét xưa, chắc không thay đổi.
TUẤN ANH
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
VIẾT CHO CHỊ BẠCH DƯƠNG
Anh bạn tôi gọi điện thông báo 12 giờ trưa ra quán cafe gần Nhà hát lớn Hải Phòng để đón hai blogger mạng vnweblog từ Hà Nội xuống là chị Thanh Thủy và chị Bạch Dương. Chị Thanh Thủy kém tôi, còn chị Bạch Dương thì hơn một vài tuổi. Cả hai chị đề là nhà giáo.
Tôi mới chơi blog được mấy tháng và rất amateur, nhất là các khái niệm "người thật" và "người ảo" trên mạng. Nay được anh bạn thông báo, lòng cũng khấp khởi, mặc dù, trên mạng có biết nhau, nhưng đời thực thì đây là đầu tiên.
Trong blog chị Thanh Thủy, tôi đã vào comment một lần còn blog chị Bạch Dương thì chưa vào. Gặp nhau ở quán cafe, dù có lạ, nhưng không hề bỡ ngỡ, tất cả đều nhận ra nhau qua bức ảnh avatar treo ở đầu blog của mỗi người.
Câu chuyện khá thú vị vì chẳng có gì rào trước đón sau, cứ chậm rãi, đưa đẩy, như đã quen nhau từ...lâu rồi. Chị Thanh Thủy thì bộc bạch, còn chị Bạch Dương e dè. Có lẽ vì là giảng viên của trường đai học ( toàn người lớn) nhiều năm, nên chị hay cân nhắc. Khi về Hải Phòng, cả hai chị đã đi qua chuyến du lịch Hạ Long đầy hứng khởi. Các chị dành cho chúng tôi hơn một tiếng đồng hồ gặp gỡ, mà thực, những câu chuyện đưa ra chưa kịp có lời giải đáp.Tôi biết thời gian của chị không đến nỗi ngặt nghèo, nhưng chị có nhiều lí do để lé tránh. Thời gian đối với chị, hình như không phải cho mình mà chỉ là... công diễn.
Chị khá khéo léo đưa ra lời chối từ khi chúng tôi mời cơm, đành rằng chuyện ăn uống với chúng tôi và các chị không quan trọng, nhưng cơ hội được giãi bày thì không còn, tôi biết, chị đang sống bằng ...lịch sự, mà chính lòng chị không hề muốn. Có lẽ, ở lứa tuổi của chị, mọi tình cảm đều được...chia nhỏ, như một người chị vẫn thường chia quà cho các em, mỗi dịp đi chợ về. Chúng tôi ít hơn tuổi chị, không dám làm phật lòng, mặc dù cái đúng và cái sai ở đây không có, mọi lí giải đều là thuận tâm.
Nếu ta giải quyết theo cái đúng của mình thì sẽ làm chị sai và trở thành cãi vã, chỉ có thể là giải quyết theo cái đúng của chị, bởi chị hơn tuổi mình, là hợp lí hơn cả.
Đúng và sai cũng là tương đối .Trong cái đúng có cái sai, và trong cái sai lại có cái đúng. Cái sai của chị là cái đúng của mình.
Sau khi chụp hình xong, hai bên tách ra và đi về hai ngả. Chị và Thanh Thủy đi một đường, còn chúng tôi đi một đường khác. Cuộc gặp gỡ có thể không đầy như mong muốn nhưng lại cho ta thấy, có gì đó sự hoàn thiện của mỗi con người trong một quá trình kết hợp giữa cái đúng và cái sai.
Đúng và sai chỉ là ranh giới mà người ta quen gọi để phân tích chứ cũng không phải dể giành giật chia bè, hay hù dọa. Nhiều khi, cái đúng ấy chỉ có ...một phần trăm.
Có lẽ cái đúng ấy, chị Bạch Dương có nhiều lắm, và không chừng sau này, một vài tuổi nữa, mình lại theo cái đúng của chị.
TUẤN ANH
Tôi mới chơi blog được mấy tháng và rất amateur, nhất là các khái niệm "người thật" và "người ảo" trên mạng. Nay được anh bạn thông báo, lòng cũng khấp khởi, mặc dù, trên mạng có biết nhau, nhưng đời thực thì đây là đầu tiên.
Trong blog chị Thanh Thủy, tôi đã vào comment một lần còn blog chị Bạch Dương thì chưa vào. Gặp nhau ở quán cafe, dù có lạ, nhưng không hề bỡ ngỡ, tất cả đều nhận ra nhau qua bức ảnh avatar treo ở đầu blog của mỗi người.
Câu chuyện khá thú vị vì chẳng có gì rào trước đón sau, cứ chậm rãi, đưa đẩy, như đã quen nhau từ...lâu rồi. Chị Thanh Thủy thì bộc bạch, còn chị Bạch Dương e dè. Có lẽ vì là giảng viên của trường đai học ( toàn người lớn) nhiều năm, nên chị hay cân nhắc. Khi về Hải Phòng, cả hai chị đã đi qua chuyến du lịch Hạ Long đầy hứng khởi. Các chị dành cho chúng tôi hơn một tiếng đồng hồ gặp gỡ, mà thực, những câu chuyện đưa ra chưa kịp có lời giải đáp.Tôi biết thời gian của chị không đến nỗi ngặt nghèo, nhưng chị có nhiều lí do để lé tránh. Thời gian đối với chị, hình như không phải cho mình mà chỉ là... công diễn.
Chị khá khéo léo đưa ra lời chối từ khi chúng tôi mời cơm, đành rằng chuyện ăn uống với chúng tôi và các chị không quan trọng, nhưng cơ hội được giãi bày thì không còn, tôi biết, chị đang sống bằng ...lịch sự, mà chính lòng chị không hề muốn. Có lẽ, ở lứa tuổi của chị, mọi tình cảm đều được...chia nhỏ, như một người chị vẫn thường chia quà cho các em, mỗi dịp đi chợ về. Chúng tôi ít hơn tuổi chị, không dám làm phật lòng, mặc dù cái đúng và cái sai ở đây không có, mọi lí giải đều là thuận tâm.
Nếu ta giải quyết theo cái đúng của mình thì sẽ làm chị sai và trở thành cãi vã, chỉ có thể là giải quyết theo cái đúng của chị, bởi chị hơn tuổi mình, là hợp lí hơn cả.
Đúng và sai cũng là tương đối .Trong cái đúng có cái sai, và trong cái sai lại có cái đúng. Cái sai của chị là cái đúng của mình.
Sau khi chụp hình xong, hai bên tách ra và đi về hai ngả. Chị và Thanh Thủy đi một đường, còn chúng tôi đi một đường khác. Cuộc gặp gỡ có thể không đầy như mong muốn nhưng lại cho ta thấy, có gì đó sự hoàn thiện của mỗi con người trong một quá trình kết hợp giữa cái đúng và cái sai.
Đúng và sai chỉ là ranh giới mà người ta quen gọi để phân tích chứ cũng không phải dể giành giật chia bè, hay hù dọa. Nhiều khi, cái đúng ấy chỉ có ...một phần trăm.
Có lẽ cái đúng ấy, chị Bạch Dương có nhiều lắm, và không chừng sau này, một vài tuổi nữa, mình lại theo cái đúng của chị.
TUẤN ANH
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
TIẾNG ĐÀN ĐÊM
Tiếng đàn đêm nay réo rắt quá, không ngủ được. Mình cố ghìm lòng và quay mặt vào trong mà tiếng đàn vẫ rỉ rả, buông lơi luồn qua khe cửa. Tuổi của mình có thể ngủ không được sâu lắm, nhưng đích thị, tiếng đàn kia cũng là đồng phạm làm cho giắc ngủ trở nên lười biếng.
Mình trở dậy, bật đèn "à, vẫn sớm" mới có gần một giờ sáng, cũng có thể lát nữa thôi , tiếng đàn sẽ tắt và đêm lại trở về nguyên vẹn, giấc ngủ của mình rồi sẽ đầy và tràn qua mí mắt.
Uống một cốc nước, tôi lại trèo lên gường đi ngủ tiếp, nhưng lần này tôi trùm chăn kín cả đầu, hòng không cho tiếng đàn kia có cơ hội trở lại.
Miệng lẩm bẩm , tôi tập đếm, cố kéo giấc ngủ về sớm, mai dậy còn đi làm. Tôi đếm mãi ...đếm mãi, như để quên đi sự có mặt của mình, với giấc ngủ còn vật vã.
Trong giấc ngủ , tôi lạc vào vùng tối om, im phăng phắc. Ở đây chẳng có ai cả. Tôi chạy như bay trong không gian, chân tôi vẫy vùng ...và hét toáng lên...cố lay động, làm sao mọi người xung quanh có thể nghe thấy tiếng mình , đừng để im lặng buông tỏa, phủ lên tôi.
Căng mắt, tôi nhìn ra ngoài, hòng tìm những dấu quen, nhưng, vẫn bặt vô âm tín. Hình như, sự im lặng ở đây rất lạnh lùng. Tôi sợ. Lần đầu tiên tôi sợ. Sợ im lặng sẽ bám riết lấy tôi. Mình là con ngừời, sao phải im lặng. Mình có tai để nghe, có mắt để nhìn và có miệng để nói, sao phải im lặng. Là con người, cái cực nhất là không nói được, nhưng dứt khoát không phải là im lặng. Sự im lặng làm người ta khó hiểu và già nua. Sự im lặng cũng không khác gì cái chết.
Tôi vùng dậy...hóa ra mình ngủ mê.
Tiếng đàn nhà bên vẫn râm ran, nghe buồn não. Đàn không hay thì đúng rồi, nhưng có phải họ đàn cho mình đâu. Có thể nỗi lòng họ có chỗ nào u uẩn cần cất...tiếng gọi. Hình như, ở chỗ nào, họ đã gặp sự cô đơn, chung quanh là nỗi im lặng hoang vu đáng sợ đến cùng kiệt, họ cảm thấy ngột ngạt nên những ngón tay buộc phải khuấy để tìm...chỗ dựa. Tiếng đàn của họ uể oải, lúc róng lên, lúc tụt hẫng làm mình gai người. Một vài nốt đánh sai, hình như là cố ý, bò vào mép chăn tôi nằm phân giải, có thể rằng chúng không muốn sự thanh thoát mà chỉ là cố tình nấc những hơi thở mà họ đang ở ...nơi im lặng, đã lâu rồi...
Sự im lặng với giấc ngủ của tôi có thể là suôn sẻ nhưng với người khác là sự cực hình, cái cực hình kia và cái suôn sẻ ấy liệu có cùng một hướng?
Tôi miên man chẳng biết mình nghĩ gì nữa... và lăn ra ngủ.
TUẤN ANH
Mình trở dậy, bật đèn "à, vẫn sớm" mới có gần một giờ sáng, cũng có thể lát nữa thôi , tiếng đàn sẽ tắt và đêm lại trở về nguyên vẹn, giấc ngủ của mình rồi sẽ đầy và tràn qua mí mắt.
Uống một cốc nước, tôi lại trèo lên gường đi ngủ tiếp, nhưng lần này tôi trùm chăn kín cả đầu, hòng không cho tiếng đàn kia có cơ hội trở lại.
Miệng lẩm bẩm , tôi tập đếm, cố kéo giấc ngủ về sớm, mai dậy còn đi làm. Tôi đếm mãi ...đếm mãi, như để quên đi sự có mặt của mình, với giấc ngủ còn vật vã.
Trong giấc ngủ , tôi lạc vào vùng tối om, im phăng phắc. Ở đây chẳng có ai cả. Tôi chạy như bay trong không gian, chân tôi vẫy vùng ...và hét toáng lên...cố lay động, làm sao mọi người xung quanh có thể nghe thấy tiếng mình , đừng để im lặng buông tỏa, phủ lên tôi.
Căng mắt, tôi nhìn ra ngoài, hòng tìm những dấu quen, nhưng, vẫn bặt vô âm tín. Hình như, sự im lặng ở đây rất lạnh lùng. Tôi sợ. Lần đầu tiên tôi sợ. Sợ im lặng sẽ bám riết lấy tôi. Mình là con ngừời, sao phải im lặng. Mình có tai để nghe, có mắt để nhìn và có miệng để nói, sao phải im lặng. Là con người, cái cực nhất là không nói được, nhưng dứt khoát không phải là im lặng. Sự im lặng làm người ta khó hiểu và già nua. Sự im lặng cũng không khác gì cái chết.
Tôi vùng dậy...hóa ra mình ngủ mê.
Tiếng đàn nhà bên vẫn râm ran, nghe buồn não. Đàn không hay thì đúng rồi, nhưng có phải họ đàn cho mình đâu. Có thể nỗi lòng họ có chỗ nào u uẩn cần cất...tiếng gọi. Hình như, ở chỗ nào, họ đã gặp sự cô đơn, chung quanh là nỗi im lặng hoang vu đáng sợ đến cùng kiệt, họ cảm thấy ngột ngạt nên những ngón tay buộc phải khuấy để tìm...chỗ dựa. Tiếng đàn của họ uể oải, lúc róng lên, lúc tụt hẫng làm mình gai người. Một vài nốt đánh sai, hình như là cố ý, bò vào mép chăn tôi nằm phân giải, có thể rằng chúng không muốn sự thanh thoát mà chỉ là cố tình nấc những hơi thở mà họ đang ở ...nơi im lặng, đã lâu rồi...
Sự im lặng với giấc ngủ của tôi có thể là suôn sẻ nhưng với người khác là sự cực hình, cái cực hình kia và cái suôn sẻ ấy liệu có cùng một hướng?
Tôi miên man chẳng biết mình nghĩ gì nữa... và lăn ra ngủ.
TUẤN ANH
Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011
HÔM NAY TRỜI MƯA
Trời hôm nay mưa, lại lạnh, làm mình tự nhiên buồn. Buồn vì chẳng đi được, cứ quẩn quanh ra , vào rồi lại ngóng ở ngõ. Đành rằng , ngõ chẳng có ma nào, nhưng vẫn ngóng...
Hai tay đút túi quần, người co lại...đã lâu rồi, chẳng đi đâu cả, chiếc điện thoại thật hiền lành, mình giờ không thấy thích nữa.
Những giọt mưa bé tí, chỉ bằng cái kim, mà rét. Cây hoa giấy ngoài sân hoa vừa mới ra đã rụng, có lẽ nó chẳng ưa gì những giọt mưa hiu hắt loại này.
Mình buồn.
Trong nhà chỉ có một mình, hết đi ra rồi vào mà chẳng biết làm gì. Mưa kìm hãm đôi chân, không đi được. Không, mưa là chiếc cánh cửa đang khóa trái tâm hồn mình. Con người chết sầu... vì mưa. Mà đột nhiên mình thấy nhớ, cũng chẳng biết... nhớ gì. Nhớ người bạn lâu năm ...đến người bạn mới quen, hay một buổi đạp xe lòng vòng quanh hồ Quần ngựa. Hồ Quần ngựa, ai cũng ra đấy, họ có niềm vui riêng của họ, còn mình ra... chẳng ai biết, nhưng hình như nỗi buồn cũng vơi đi ...thì phải?
Nhưng mưa thế này ai đạp xe ra hồ được, mưa là sợi giây để buộc chân mình.
Tháng mười, những trận mưa như thế này với nhà nông có lẽ không cần thiết, vì đang vào vụ thu hoạch, còn với mình , không liên quan, nhưng cũng không thích. Mưa không làm ai chảy máu hay những lời chì chiết hoang dại. Mưa cũng không trút cho ai nỗi buồn, chỉ biết rằng mình hay nghĩ ngợi đây đó rồi... đổ cho mưa!
Và mưa là con nợ ...để cho người ta trách!
TUẤN ANH
Hai tay đút túi quần, người co lại...đã lâu rồi, chẳng đi đâu cả, chiếc điện thoại thật hiền lành, mình giờ không thấy thích nữa.
Những giọt mưa bé tí, chỉ bằng cái kim, mà rét. Cây hoa giấy ngoài sân hoa vừa mới ra đã rụng, có lẽ nó chẳng ưa gì những giọt mưa hiu hắt loại này.
Mình buồn.
Trong nhà chỉ có một mình, hết đi ra rồi vào mà chẳng biết làm gì. Mưa kìm hãm đôi chân, không đi được. Không, mưa là chiếc cánh cửa đang khóa trái tâm hồn mình. Con người chết sầu... vì mưa. Mà đột nhiên mình thấy nhớ, cũng chẳng biết... nhớ gì. Nhớ người bạn lâu năm ...đến người bạn mới quen, hay một buổi đạp xe lòng vòng quanh hồ Quần ngựa. Hồ Quần ngựa, ai cũng ra đấy, họ có niềm vui riêng của họ, còn mình ra... chẳng ai biết, nhưng hình như nỗi buồn cũng vơi đi ...thì phải?
Nhưng mưa thế này ai đạp xe ra hồ được, mưa là sợi giây để buộc chân mình.
Tháng mười, những trận mưa như thế này với nhà nông có lẽ không cần thiết, vì đang vào vụ thu hoạch, còn với mình , không liên quan, nhưng cũng không thích. Mưa không làm ai chảy máu hay những lời chì chiết hoang dại. Mưa cũng không trút cho ai nỗi buồn, chỉ biết rằng mình hay nghĩ ngợi đây đó rồi... đổ cho mưa!
Và mưa là con nợ ...để cho người ta trách!
TUẤN ANH
Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011
NGUYỆN CẦU
Giá lạnh sớm nay đổ vào chiều gió
Chút nắng vàng cơn mê
Tách xa vòm lá
Sắc xanh của hoa cỏ
Bớt đi những diệp lục ngọt ngào
Nỗi niềm như thoáng xa
Đậu sương muối trắng
Tay nâng niu hiếm hoi từng giọt nắng
Vốc lên mặt mùa chon von
Những tế bào rơi ám khói
Tế bào hoang thai
Câu niệm chú độ sinh
Ta không đọc trước gương mỗi lần buổi sáng
Những vệt nhăn như trỗi dậy
Đọng về đây vết cắt mùa màng.
TUẤN ANH
Chút nắng vàng cơn mê
Tách xa vòm lá
Sắc xanh của hoa cỏ
Bớt đi những diệp lục ngọt ngào
Nỗi niềm như thoáng xa
Đậu sương muối trắng
Tay nâng niu hiếm hoi từng giọt nắng
Vốc lên mặt mùa chon von
Những tế bào rơi ám khói
Tế bào hoang thai
Câu niệm chú độ sinh
Ta không đọc trước gương mỗi lần buổi sáng
Những vệt nhăn như trỗi dậy
Đọng về đây vết cắt mùa màng.
TUẤN ANH
PHỐ VEN ĐÔ
Thăm thẳm phố
Ngập hết cây xuống đường
Ổ gà quen bước chân qua
Vẫn quán nước chõng tre
Ống thuốc lào góp chuyện
Cơ nhỡ thả một làn khói rồi đi ngay
Ngày chị lấy chồng xa
Lãng đãng vườn rau em hái
Trái bưởi vẫn gối vụ
Để mùa xuân cúng bà
Gánh lá thơm ra chợ
Phố chiều em đợi, mẹ mong.
TUẤN ANH
Ngập hết cây xuống đường
Ổ gà quen bước chân qua
Vẫn quán nước chõng tre
Ống thuốc lào góp chuyện
Cơ nhỡ thả một làn khói rồi đi ngay
Ngày chị lấy chồng xa
Lãng đãng vườn rau em hái
Trái bưởi vẫn gối vụ
Để mùa xuân cúng bà
Gánh lá thơm ra chợ
Phố chiều em đợi, mẹ mong.
TUẤN ANH
MƯA THÁNG GIÊNG
Những giọt nước thiếu tháng
Bay qua tháng giêng
Mơ hồ
Khí lạnh mùa cũ đậu ngổn ngang
Trên đường cây đèn lồng yếu ớt
Ánh trăng - nấc sáng cuối cùng
Gió bấc thổi bạt lời nguyền
Nỗi chờ đêm
Thanh kẹo chocolate bàn tay buốt giá
Tháng giêng quẩn lại
Bờ dâm bụt hoa
Tóc mai về phơ phất
TUẤN ANH
Bay qua tháng giêng
Mơ hồ
Khí lạnh mùa cũ đậu ngổn ngang
Trên đường cây đèn lồng yếu ớt
Ánh trăng - nấc sáng cuối cùng
Gió bấc thổi bạt lời nguyền
Nỗi chờ đêm
Thanh kẹo chocolate bàn tay buốt giá
Tháng giêng quẩn lại
Bờ dâm bụt hoa
Tóc mai về phơ phất
TUẤN ANH
BÊN Ô CỬA MÙA HẠ
Tặng con Mai Phương
Năm tháng tích...tình tang ô cửa
Ve gọi
Hạ về xôn xao
Bàn tay chất nỗi niềm
Chạy cuối sân thả con diều
Áo tím hoa cà
Nhũng nhẵng đuôi sam bên cửa
Tiếng sáo vờ đứt hơi...
Khúc nhạc mùa xuân buông xuôi
Ai để con diều láy lại
Trái vàng chiều chín đỏ
Ô cửa bên thềm rơi.
TUẤN ANH
Năm tháng tích...tình tang ô cửa
Ve gọi
Hạ về xôn xao
Bàn tay chất nỗi niềm
Chạy cuối sân thả con diều
Áo tím hoa cà
Nhũng nhẵng đuôi sam bên cửa
Tiếng sáo vờ đứt hơi...
Khúc nhạc mùa xuân buông xuôi
Ai để con diều láy lại
Trái vàng chiều chín đỏ
Ô cửa bên thềm rơi.
TUẤN ANH
BUỔI SÁNG CHỢ VÙNG CAO
Mùa đông ủ dột
Nép vào hiên trong
Tiếng chó sủa ngắn hơi
Chuông lạnh co lên như giật
Lật đật bác hàng xóm
Gánh nước nấu cơm
Mùa đông kĩu kịt vai tròn
Lối sương giăng vạt áo
Kẹt... sân sau mở
Mùa đông chất vào bao tải
Củi khô chợ xa
Tăm tắp chiều...
TUẤN ANH
Nép vào hiên trong
Tiếng chó sủa ngắn hơi
Chuông lạnh co lên như giật
Lật đật bác hàng xóm
Gánh nước nấu cơm
Mùa đông kĩu kịt vai tròn
Lối sương giăng vạt áo
Kẹt... sân sau mở
Mùa đông chất vào bao tải
Củi khô chợ xa
Tăm tắp chiều...
TUẤN ANH
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
MÙA THU
Thu vụn
Lốm đốm cúc
Lăn qua lối đi dửng dưng
Lối đi gẫy từ mùa hè
Thu quá mỏng
Không đủ vàng lá
Rúc rích cây quả vẫn xanh
Và mùi thơm chưa trở lại
Bầy ong quanh quẩn rồi đi
Bướm ngáo ngơ
Thu sấp bóng
Đôi cánh vỗ vào hương câm
Chiều kéo sát vườn
Nỗi buồn đất ẩm
Những quả căng tròn trên vòm cây
Ngóng đợi
Trong nắng vàng đục
Trong lá xanh ngây
Trong mắt thu âm âm khờ dại
Những trái xanh nỉ non
Thức.
TUẤN ANH
Lốm đốm cúc
Lăn qua lối đi dửng dưng
Lối đi gẫy từ mùa hè
Thu quá mỏng
Không đủ vàng lá
Rúc rích cây quả vẫn xanh
Và mùi thơm chưa trở lại
Bầy ong quanh quẩn rồi đi
Bướm ngáo ngơ
Thu sấp bóng
Đôi cánh vỗ vào hương câm
Chiều kéo sát vườn
Nỗi buồn đất ẩm
Những quả căng tròn trên vòm cây
Ngóng đợi
Trong nắng vàng đục
Trong lá xanh ngây
Trong mắt thu âm âm khờ dại
Những trái xanh nỉ non
Thức.
TUẤN ANH
KHÁI NIỆM MÙA
Đặt vào tay em bông hồng thắm đỏ,mùa chiêm bao thổi rộn ràng.
Con chim cu biết gáy trên cành khô, bàn chân như sáo nhảy.
Mỗi sáng nhìn về phương Nam chân trời hò hẹn em thắp trong lòng một chùm sao Mê Ly.
Mùa trở dậy hoa cúc dại bật lên, bàn tay em nhón, lượm. Trên chiếc bàn con con, hình dáng em hiện trong sự cương tỏa nỗi niềm. Chiếc bình pha lê được kì cọ sáng choang, đặt giữa bàn trang nghiêm nơi vốn dành cho nó.
Các loài hoa, những hương vị nguyên sơ từ các đồng nội, hiện thân của thời gian, hiện thân của mùa màng rủ nhau về cư ngụ.
Lấp loáng trong sác màu phản quang, ảo giác quyến rũ của đất của trời buông thả, em không nhận ra hình dáng chiếc bình hoa cong cong uốn lượn với đường nét kì dị đến dịu dàng mà ngày xưa, vô tình không để ý.
Sự ngọt ngào anh dành cho em hối thúc qua không gian, hối thúc qua cửa sổ, đập coong coong dưới chấn song, những tháng ngày ấy chẩy rì rì trên mặt đất em chỉ mong sao đêm lại về dầy, buông dài bờ mắt, sự nóng hổi khát khao của anh chà sát nơi cánh tay...Trái tim em rộn lên đập chẳng theo mùa...
Con chim cu vẫn gáy, ô của sổ mở mỗi ngày ...nhìn về phương Nam em lại hâm nóng lên bằng làn khói của chùm sao Mê Ly...
Sự co lạnh chạy về bàn tay, chợt rùng mình, trên bầu trời em không thấy chòm Bắc Đẩu, một nửa chùm sao Mê Ly co thắt...nhịp thời gian vỗ đành đạch dưới chân, những âm điệu chiếc giường nắng hanh lách chách...tháng ngày lăn vội vàng trên ban công, em không biết anh bắt đầu hờ hững.
Những loài hoa muông sơ! Những bông cúc gọi mùa găm lên bàn bất động, Khép lại cánh cửa mỗi ngày, hình dánh anh chênh chao cú nhỏ dần, nhỏ dần...như loài chim di cư...,sau những cánh đồng hoa cằn khô còn sót lại.
Mang máng khái niện mùa màng hiện về cũng là thu đã cạn.
TUẤN ANH
Con chim cu biết gáy trên cành khô, bàn chân như sáo nhảy.
Mỗi sáng nhìn về phương Nam chân trời hò hẹn em thắp trong lòng một chùm sao Mê Ly.
Mùa trở dậy hoa cúc dại bật lên, bàn tay em nhón, lượm. Trên chiếc bàn con con, hình dáng em hiện trong sự cương tỏa nỗi niềm. Chiếc bình pha lê được kì cọ sáng choang, đặt giữa bàn trang nghiêm nơi vốn dành cho nó.
Các loài hoa, những hương vị nguyên sơ từ các đồng nội, hiện thân của thời gian, hiện thân của mùa màng rủ nhau về cư ngụ.
Lấp loáng trong sác màu phản quang, ảo giác quyến rũ của đất của trời buông thả, em không nhận ra hình dáng chiếc bình hoa cong cong uốn lượn với đường nét kì dị đến dịu dàng mà ngày xưa, vô tình không để ý.
Sự ngọt ngào anh dành cho em hối thúc qua không gian, hối thúc qua cửa sổ, đập coong coong dưới chấn song, những tháng ngày ấy chẩy rì rì trên mặt đất em chỉ mong sao đêm lại về dầy, buông dài bờ mắt, sự nóng hổi khát khao của anh chà sát nơi cánh tay...Trái tim em rộn lên đập chẳng theo mùa...
Con chim cu vẫn gáy, ô của sổ mở mỗi ngày ...nhìn về phương Nam em lại hâm nóng lên bằng làn khói của chùm sao Mê Ly...
Sự co lạnh chạy về bàn tay, chợt rùng mình, trên bầu trời em không thấy chòm Bắc Đẩu, một nửa chùm sao Mê Ly co thắt...nhịp thời gian vỗ đành đạch dưới chân, những âm điệu chiếc giường nắng hanh lách chách...tháng ngày lăn vội vàng trên ban công, em không biết anh bắt đầu hờ hững.
Những loài hoa muông sơ! Những bông cúc gọi mùa găm lên bàn bất động, Khép lại cánh cửa mỗi ngày, hình dánh anh chênh chao cú nhỏ dần, nhỏ dần...như loài chim di cư...,sau những cánh đồng hoa cằn khô còn sót lại.
Mang máng khái niện mùa màng hiện về cũng là thu đã cạn.
TUẤN ANH
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
RA GIÊNG
Tháng giêng
Gió bấc vạch dở
Ngang trời vành mây lỡ hẹn
Ô cửa sổ đậu chon von
Quá một năm
Không thấy áng màu mây cũ
Cành đào ra giêng vàng vọt
Lã tã rơi trên nền đất lụi tàn
Cắt giấy thánh giêng
Dán lên tường chờ đợi
Xòe bàn tay trăng thượng tuần nhở xíu
Ngúc ngoắc những giọt sương dỗi hờn.
TUẤN ANH
Gió bấc vạch dở
Ngang trời vành mây lỡ hẹn
Ô cửa sổ đậu chon von
Quá một năm
Không thấy áng màu mây cũ
Cành đào ra giêng vàng vọt
Lã tã rơi trên nền đất lụi tàn
Cắt giấy thánh giêng
Dán lên tường chờ đợi
Xòe bàn tay trăng thượng tuần nhở xíu
Ngúc ngoắc những giọt sương dỗi hờn.
TUẤN ANH
HOA CẢI NGỒNG TRONG MƯA
Tặng Vũ Thị Huyền
Nhớ
Chạy về bông hoa cải ngồng
Trong góc vườn không mấy vết chân
Mùa đông trễ gần tới gốc
Bông hoa cải đung đưa
Một mùa xuân li ti
Nấc lên từ nách lá
Sau hiên nhà tiếng ếch đổi dạ
Rì rào cơn mưa ngày mai
Hoa cải về nặng hạt
Đổ về trời hoàng hôn ngả màu
Nhớ một chút đông già
Thao thao mặt lá
Cứ đành đau , nhánh rễ non !
Đừng vội về ơi xuân
Đừng bén vào cải ngồng tía mắt
Những cánh vàng bé con mùa nở
Xin giọt mưa chớ lỗi lầm.
TUẤN ANH
Nhớ
Chạy về bông hoa cải ngồng
Trong góc vườn không mấy vết chân
Mùa đông trễ gần tới gốc
Bông hoa cải đung đưa
Một mùa xuân li ti
Nấc lên từ nách lá
Sau hiên nhà tiếng ếch đổi dạ
Rì rào cơn mưa ngày mai
Hoa cải về nặng hạt
Đổ về trời hoàng hôn ngả màu
Nhớ một chút đông già
Thao thao mặt lá
Cứ đành đau , nhánh rễ non !
Đừng vội về ơi xuân
Đừng bén vào cải ngồng tía mắt
Những cánh vàng bé con mùa nở
Xin giọt mưa chớ lỗi lầm.
TUẤN ANH
MÙA MUỘN
Mùa đến muộn đàn chim không về
Trễ nải cánh đồng quang liềm
Lúa không giòn thơm vụ
Nhánh mạ non hớt hải ruộng sau
Vội vàng nước ...
Vội vàng phân...
Lấm lem bông bùn đất
Thương cánh vàng rát lưng
Không còn chút nắng hanh
Thóc phơi heo heo gió bấc
Này rét ơi , mùa sau đàn chim kip quay trở lại?
Tất tưởi khi lúa uốn câu...
TUẤN ANH
Trễ nải cánh đồng quang liềm
Lúa không giòn thơm vụ
Nhánh mạ non hớt hải ruộng sau
Vội vàng nước ...
Vội vàng phân...
Lấm lem bông bùn đất
Thương cánh vàng rát lưng
Không còn chút nắng hanh
Thóc phơi heo heo gió bấc
Này rét ơi , mùa sau đàn chim kip quay trở lại?
Tất tưởi khi lúa uốn câu...
TUẤN ANH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)