Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

"Ô CỬA THÁNG GIÊNG" KHÚC TÂM TÌNH CỦA THỜI GIAN

        Sau gần 30 năm từ tập thơ "Cánh võng" do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, nhà thơ Tuấn Anh mới có cho  mình một tập thơ riêng đầu tiên  "Ô cửa tháng giêng". Đây là tập thơ hội tụ những cảm xúc, tâm sự rất riêng của một nhà thơ ít nhiều gắn bó với thiên nhiên, cây cảnh.
        27 bài trong tập thơ này được tập hợp ở hai phần. Nhà thơ Tuấn Anh cho biết :"Phần thứ nhất gồm 20 bài là những sáng tác mới. cũng có một số bài được chọn đăng trên Tạp chí Cửa biển và một số tờ báo, song nhìn chung là thơ người lớn, thơ về thiên nhiên,  con người...Phần thứ hai chỉ có 7 bài là những sáng tác cách đây khá lâu, được chọn đăng trên các báo trung ương và địa phương cách đây gần 30 năm. Những bài thơ này đã xuất hiện trong tập "Cánh võng" cùng nhiều sáng tác của các nhà thơ khác. Đây là những sáng tác dành cho thiếu nhi.
         Hai phần thơ trong  "Ô cửa tháng giêng"  như thể hiện hai góc nhìn của con người Tuấn Anh. Một Tuấn Anh giầu cảm xúc với thiên nhiên, sống hòa cùng cây cỏ, với những thời khắc giao mùa và một Tuấn Anh đầy tâm sự trẻ trung, gắn bó với những diễn biến tâm lí của thiếu nhi. Thơ Tuấn Anh mượt mà, giàu cảm xúc, suy tư thể hiện qua những vần thơ trong bài  "Mùa muộn", "Mùa thu", "Bên ô cửa mùa hạ", "Ra giêng"...Phần lớn bài thơ trong phần 1 lấy cảm xúc từ các mùa trong năm và những chuyển giao của thời tiết, khí hậu và ngững biến đổi của thiên nhiên tác động đến tâm tư, thìn cảm con người.
        Giọng thơ Tuấn Anh hiền lành, giản dị. Nếu không biết, có lẽ người thưởng thức nghĩ đó là chút suy tư của một cô gái trước những gì đang diễn ra ở thời khắc giao mùa. Có thể nhìn thấy qua  "Mùa đến muộn đàn chim không về/Trễ nải cánh đồng quang liềm/Lúa không giòn thơm vụ/Nhánh mạ non hớt hải ruộng sau..."(Mùa muộn). Thơ anh e ấp như con gái, có lẽ vì thế mà tưng đối đông điệu với phong cách thơ Vũ Thị Huyền. Anh dành tặng một bài thơ  "Hoa cải ngồng trong mưa" cho nhà thơ Vũ Thị Huyền. Tựa đề ấy là tên tập thơ của nhà thơ nữ khá quen thuộc của Hải Phòng. "Nhớ/Chạy về bông hoa cải ngồng/Trong góc vườn mấy không mấy vết chân/Mùa đông trễ gần tới gốc/Bông hoa cải đu đưa..."
         Trong 20 bài thơ của phần 1 có 3 bài được Tuấn Anh viết theo thể thơ văn xuôi. "Khái niện mùa"; "Đêm cuối năm" và "Làm vợ", 3 bài thơ văn xuôi đều chúa chất nỗi lòng băn khoăn, những câu hỏi ẩn sau sự thể hiện bằng ngôn từ. Đọc lên, ai thấy cũng có cái gì đau đáu niềm riêng, chút xót xa, chút cô đơn, buồn tủi:  loá"Lấp loáng trong sắc màu phản quang, ảo giác quyến rũ của đất trời buông thả, em không nhận ra hình dáng chiếc bình hoa  cong cong uốn lượn với đường nét kì dị đến dịu dàng ngày xưa vô tình không để ý" (Khái niệm mùa); "Đêm cuối năm/ Cành đào Nhật Tân đốn đi ba đoạn/Người bán hàng quàn áo mỏng tang lem nhem ba lần hạ giá/Xoay nghiêng /Xoay dọc/ Cành đào vẫn những nụ hoa chúm chím giữa dòng người thưa thớt/ Người bán hàng rã rời , đôi mắt sKè sè cay, đêm đổ xuốn từng mảng lạnh." (Đêm cuối năm);  "Khắc khoải trộn một ít ô mai , trộn một ít bọt bia và khói thuốc/ Em tập quen dần cả bước chân trên nền gạch hoa xám không đều , nơi dấu chân từng lặng im" (Làm vợ).
        Sau những suy tư, tâm sự đầy nỗi niềm, ở phần 2,người đọc được tiếp xúc với một Tuấn Anh trong những vần thơ thiếu nhi cách đây gần 30 năm. Dù là thơ thiếu nhi, song phong cách  sáng tác của Tuấn Anhvẫn trở lại con người anh, hiền lành , giản dị mà đầy tâm tư, "Cô không là ánh sáng/Nhưng trong lòng cô như một bầu trời/Trong lòng cô có cái dìu dịu như ban mai mùa xuân có là gió mát mẻ của mùa thu..." (Cô  giáo em). Gặp lại ở phần thơ này là sự trở lại của những cảm xúc lấy từ thời gian, từ những khoảnh khắc giao thoa của đất trời như trong bài  "Chiều trên bãi biển Đồ Sơn"; "Đàn gà và buổi chiều"...
       27 bài thơ ở  "Ô của tháng giêng" có thể coi như những khúc tâm tình của thời gian , của những thời jhắc gioa mùa mà nhà thơ Tuân Anh muốn gửi đến những ai giầu cảm xúc cũng muốn đắm mình tìm một cõi riêng trong thế giới thơ của anh.

LINH CHI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét