Tự nhiên lại nhớ nước Nga. Nhớ quá. Cũng vào khoảng thời gian này 15 năm trước, mình còn ăn bánh mì Nga, uống sữa Nga, còn tung tẩy trên đường hái những trái táo chín đỏ gặm nhồm nhoàm... Những chiều mùa hè tha thẩn nằm trên bãi cỏ, ngửa mặt nhìn hàng bạch dương cao vút, lòng mang mang nghĩ ngợi...Hình như trong nỗi buồn người ta hay nghĩ, trong lúc vui người ta càng nghĩ nhiều hơn. Những cái nghĩ ấy có gì đó vẩn vơ, không rõ nét lúc nhanh, lúc chậm, cứ lảng bảng trong đầu.
Nước Nga giờ này người Viêt vẫn ở. Bè bạn cùng lứa với mình hồi bên đấy vẫn còn. Chẳng biết chúng nó phiêu bạt ở đâu, nhưng đích thị vẫn còn, chúng sinh sống bên đấy, lấy vợ bên đấy và sinh con đẻ cái. Chúng đã thành công dân Nga, có nhà riêng ở nước Nga và chiều chiều đi mua bánh mì Nga...còn nóng hổi.
Mình ở Việt Nam, giờ nhớ nước Nga lòng buồn rũ. Nước Nga không sinh ra mình, nhưng nước Nga lưu giữ 10 năm tuổi trẻ của mình. Hồi ấy mình vẫn tuổi yêu, hi vọng còn cháy bỏng, chỉ cần ai đó, đốt lên, cách xa hàng 1000 cây số, lòng mình có thể... thành ngọn lửa.
Ôi nước Nga thân yêu. Tôi nhớ nước Nga như nhớ quê mình đấy. Tôi đã ở nhiều nơi, đi dọc từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, cả những vùng nghỉ mát Yalta giờ thuộc nước cộng hòa Ucraina mà tôi rất quí.
15 năm rồi, tôi không còn gặp được nước Nga, đặt bàn chân lên cánh rừng Nga bạt ngàn xanh ngắt. Tôi không có lỗi lầm gì phải xa chúng, chỉ đơn giản, cuộc đời của tôi, như vận may quí hiếm đã cạn mà tuổi trẻ vô tình đón nhận. Tôi có vài nỗi buồn thoảng qua, làm chảy nước mắt. Cũng có lần tôi phải trả giá bằng những giọt mồ hôi của mình, nó cũng là qui luật có vay có trả, sự đền bù ở cuộc đời đôi khi không phải đi theo số dương.
Nước Nga có làm tôi buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng là cơ may tuổi trẻ dễ hàn gắn, giờ với tôi nỗi buồn ấy như một vệt dung nhan mà ai đó xoa lên má, để bây giờ vẫn còn vết.
Sắp sửa cuối tháng mười, nước Nga bắt đầu tuyết rơi, những bông tuyết li ti nhẹ bỗng, bay là là trong không gian làm tôi háo hức. Kí ức về tuyết với tôi có thể ngủ yên, không bao giờ dậy, bởi vì nước Nga không đến với tôi một lần nữa, mặc dù rất muốn. Được nói tiếng Nga, được ngồi trên xe điện chạy dọc thành phố, mà tôi cứ mơ... như có một ngày, một ngày nào đó tôi rểnh rang...thăm bạn bè, những khuôn mặt ngày đó, đã già đi ít nhiều, nhưng cái nét xưa, chắc không thay đổi.
TUẤN ANH
Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011
Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011
VIẾT CHO CHỊ BẠCH DƯƠNG
Anh bạn tôi gọi điện thông báo 12 giờ trưa ra quán cafe gần Nhà hát lớn Hải Phòng để đón hai blogger mạng vnweblog từ Hà Nội xuống là chị Thanh Thủy và chị Bạch Dương. Chị Thanh Thủy kém tôi, còn chị Bạch Dương thì hơn một vài tuổi. Cả hai chị đề là nhà giáo.
Tôi mới chơi blog được mấy tháng và rất amateur, nhất là các khái niệm "người thật" và "người ảo" trên mạng. Nay được anh bạn thông báo, lòng cũng khấp khởi, mặc dù, trên mạng có biết nhau, nhưng đời thực thì đây là đầu tiên.
Trong blog chị Thanh Thủy, tôi đã vào comment một lần còn blog chị Bạch Dương thì chưa vào. Gặp nhau ở quán cafe, dù có lạ, nhưng không hề bỡ ngỡ, tất cả đều nhận ra nhau qua bức ảnh avatar treo ở đầu blog của mỗi người.
Câu chuyện khá thú vị vì chẳng có gì rào trước đón sau, cứ chậm rãi, đưa đẩy, như đã quen nhau từ...lâu rồi. Chị Thanh Thủy thì bộc bạch, còn chị Bạch Dương e dè. Có lẽ vì là giảng viên của trường đai học ( toàn người lớn) nhiều năm, nên chị hay cân nhắc. Khi về Hải Phòng, cả hai chị đã đi qua chuyến du lịch Hạ Long đầy hứng khởi. Các chị dành cho chúng tôi hơn một tiếng đồng hồ gặp gỡ, mà thực, những câu chuyện đưa ra chưa kịp có lời giải đáp.Tôi biết thời gian của chị không đến nỗi ngặt nghèo, nhưng chị có nhiều lí do để lé tránh. Thời gian đối với chị, hình như không phải cho mình mà chỉ là... công diễn.
Chị khá khéo léo đưa ra lời chối từ khi chúng tôi mời cơm, đành rằng chuyện ăn uống với chúng tôi và các chị không quan trọng, nhưng cơ hội được giãi bày thì không còn, tôi biết, chị đang sống bằng ...lịch sự, mà chính lòng chị không hề muốn. Có lẽ, ở lứa tuổi của chị, mọi tình cảm đều được...chia nhỏ, như một người chị vẫn thường chia quà cho các em, mỗi dịp đi chợ về. Chúng tôi ít hơn tuổi chị, không dám làm phật lòng, mặc dù cái đúng và cái sai ở đây không có, mọi lí giải đều là thuận tâm.
Nếu ta giải quyết theo cái đúng của mình thì sẽ làm chị sai và trở thành cãi vã, chỉ có thể là giải quyết theo cái đúng của chị, bởi chị hơn tuổi mình, là hợp lí hơn cả.
Đúng và sai cũng là tương đối .Trong cái đúng có cái sai, và trong cái sai lại có cái đúng. Cái sai của chị là cái đúng của mình.
Sau khi chụp hình xong, hai bên tách ra và đi về hai ngả. Chị và Thanh Thủy đi một đường, còn chúng tôi đi một đường khác. Cuộc gặp gỡ có thể không đầy như mong muốn nhưng lại cho ta thấy, có gì đó sự hoàn thiện của mỗi con người trong một quá trình kết hợp giữa cái đúng và cái sai.
Đúng và sai chỉ là ranh giới mà người ta quen gọi để phân tích chứ cũng không phải dể giành giật chia bè, hay hù dọa. Nhiều khi, cái đúng ấy chỉ có ...một phần trăm.
Có lẽ cái đúng ấy, chị Bạch Dương có nhiều lắm, và không chừng sau này, một vài tuổi nữa, mình lại theo cái đúng của chị.
TUẤN ANH
Tôi mới chơi blog được mấy tháng và rất amateur, nhất là các khái niệm "người thật" và "người ảo" trên mạng. Nay được anh bạn thông báo, lòng cũng khấp khởi, mặc dù, trên mạng có biết nhau, nhưng đời thực thì đây là đầu tiên.
Trong blog chị Thanh Thủy, tôi đã vào comment một lần còn blog chị Bạch Dương thì chưa vào. Gặp nhau ở quán cafe, dù có lạ, nhưng không hề bỡ ngỡ, tất cả đều nhận ra nhau qua bức ảnh avatar treo ở đầu blog của mỗi người.
Câu chuyện khá thú vị vì chẳng có gì rào trước đón sau, cứ chậm rãi, đưa đẩy, như đã quen nhau từ...lâu rồi. Chị Thanh Thủy thì bộc bạch, còn chị Bạch Dương e dè. Có lẽ vì là giảng viên của trường đai học ( toàn người lớn) nhiều năm, nên chị hay cân nhắc. Khi về Hải Phòng, cả hai chị đã đi qua chuyến du lịch Hạ Long đầy hứng khởi. Các chị dành cho chúng tôi hơn một tiếng đồng hồ gặp gỡ, mà thực, những câu chuyện đưa ra chưa kịp có lời giải đáp.Tôi biết thời gian của chị không đến nỗi ngặt nghèo, nhưng chị có nhiều lí do để lé tránh. Thời gian đối với chị, hình như không phải cho mình mà chỉ là... công diễn.
Chị khá khéo léo đưa ra lời chối từ khi chúng tôi mời cơm, đành rằng chuyện ăn uống với chúng tôi và các chị không quan trọng, nhưng cơ hội được giãi bày thì không còn, tôi biết, chị đang sống bằng ...lịch sự, mà chính lòng chị không hề muốn. Có lẽ, ở lứa tuổi của chị, mọi tình cảm đều được...chia nhỏ, như một người chị vẫn thường chia quà cho các em, mỗi dịp đi chợ về. Chúng tôi ít hơn tuổi chị, không dám làm phật lòng, mặc dù cái đúng và cái sai ở đây không có, mọi lí giải đều là thuận tâm.
Nếu ta giải quyết theo cái đúng của mình thì sẽ làm chị sai và trở thành cãi vã, chỉ có thể là giải quyết theo cái đúng của chị, bởi chị hơn tuổi mình, là hợp lí hơn cả.
Đúng và sai cũng là tương đối .Trong cái đúng có cái sai, và trong cái sai lại có cái đúng. Cái sai của chị là cái đúng của mình.
Sau khi chụp hình xong, hai bên tách ra và đi về hai ngả. Chị và Thanh Thủy đi một đường, còn chúng tôi đi một đường khác. Cuộc gặp gỡ có thể không đầy như mong muốn nhưng lại cho ta thấy, có gì đó sự hoàn thiện của mỗi con người trong một quá trình kết hợp giữa cái đúng và cái sai.
Đúng và sai chỉ là ranh giới mà người ta quen gọi để phân tích chứ cũng không phải dể giành giật chia bè, hay hù dọa. Nhiều khi, cái đúng ấy chỉ có ...một phần trăm.
Có lẽ cái đúng ấy, chị Bạch Dương có nhiều lắm, và không chừng sau này, một vài tuổi nữa, mình lại theo cái đúng của chị.
TUẤN ANH
Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011
TIẾNG ĐÀN ĐÊM
Tiếng đàn đêm nay réo rắt quá, không ngủ được. Mình cố ghìm lòng và quay mặt vào trong mà tiếng đàn vẫ rỉ rả, buông lơi luồn qua khe cửa. Tuổi của mình có thể ngủ không được sâu lắm, nhưng đích thị, tiếng đàn kia cũng là đồng phạm làm cho giắc ngủ trở nên lười biếng.
Mình trở dậy, bật đèn "à, vẫn sớm" mới có gần một giờ sáng, cũng có thể lát nữa thôi , tiếng đàn sẽ tắt và đêm lại trở về nguyên vẹn, giấc ngủ của mình rồi sẽ đầy và tràn qua mí mắt.
Uống một cốc nước, tôi lại trèo lên gường đi ngủ tiếp, nhưng lần này tôi trùm chăn kín cả đầu, hòng không cho tiếng đàn kia có cơ hội trở lại.
Miệng lẩm bẩm , tôi tập đếm, cố kéo giấc ngủ về sớm, mai dậy còn đi làm. Tôi đếm mãi ...đếm mãi, như để quên đi sự có mặt của mình, với giấc ngủ còn vật vã.
Trong giấc ngủ , tôi lạc vào vùng tối om, im phăng phắc. Ở đây chẳng có ai cả. Tôi chạy như bay trong không gian, chân tôi vẫy vùng ...và hét toáng lên...cố lay động, làm sao mọi người xung quanh có thể nghe thấy tiếng mình , đừng để im lặng buông tỏa, phủ lên tôi.
Căng mắt, tôi nhìn ra ngoài, hòng tìm những dấu quen, nhưng, vẫn bặt vô âm tín. Hình như, sự im lặng ở đây rất lạnh lùng. Tôi sợ. Lần đầu tiên tôi sợ. Sợ im lặng sẽ bám riết lấy tôi. Mình là con ngừời, sao phải im lặng. Mình có tai để nghe, có mắt để nhìn và có miệng để nói, sao phải im lặng. Là con người, cái cực nhất là không nói được, nhưng dứt khoát không phải là im lặng. Sự im lặng làm người ta khó hiểu và già nua. Sự im lặng cũng không khác gì cái chết.
Tôi vùng dậy...hóa ra mình ngủ mê.
Tiếng đàn nhà bên vẫn râm ran, nghe buồn não. Đàn không hay thì đúng rồi, nhưng có phải họ đàn cho mình đâu. Có thể nỗi lòng họ có chỗ nào u uẩn cần cất...tiếng gọi. Hình như, ở chỗ nào, họ đã gặp sự cô đơn, chung quanh là nỗi im lặng hoang vu đáng sợ đến cùng kiệt, họ cảm thấy ngột ngạt nên những ngón tay buộc phải khuấy để tìm...chỗ dựa. Tiếng đàn của họ uể oải, lúc róng lên, lúc tụt hẫng làm mình gai người. Một vài nốt đánh sai, hình như là cố ý, bò vào mép chăn tôi nằm phân giải, có thể rằng chúng không muốn sự thanh thoát mà chỉ là cố tình nấc những hơi thở mà họ đang ở ...nơi im lặng, đã lâu rồi...
Sự im lặng với giấc ngủ của tôi có thể là suôn sẻ nhưng với người khác là sự cực hình, cái cực hình kia và cái suôn sẻ ấy liệu có cùng một hướng?
Tôi miên man chẳng biết mình nghĩ gì nữa... và lăn ra ngủ.
TUẤN ANH
Mình trở dậy, bật đèn "à, vẫn sớm" mới có gần một giờ sáng, cũng có thể lát nữa thôi , tiếng đàn sẽ tắt và đêm lại trở về nguyên vẹn, giấc ngủ của mình rồi sẽ đầy và tràn qua mí mắt.
Uống một cốc nước, tôi lại trèo lên gường đi ngủ tiếp, nhưng lần này tôi trùm chăn kín cả đầu, hòng không cho tiếng đàn kia có cơ hội trở lại.
Miệng lẩm bẩm , tôi tập đếm, cố kéo giấc ngủ về sớm, mai dậy còn đi làm. Tôi đếm mãi ...đếm mãi, như để quên đi sự có mặt của mình, với giấc ngủ còn vật vã.
Trong giấc ngủ , tôi lạc vào vùng tối om, im phăng phắc. Ở đây chẳng có ai cả. Tôi chạy như bay trong không gian, chân tôi vẫy vùng ...và hét toáng lên...cố lay động, làm sao mọi người xung quanh có thể nghe thấy tiếng mình , đừng để im lặng buông tỏa, phủ lên tôi.
Căng mắt, tôi nhìn ra ngoài, hòng tìm những dấu quen, nhưng, vẫn bặt vô âm tín. Hình như, sự im lặng ở đây rất lạnh lùng. Tôi sợ. Lần đầu tiên tôi sợ. Sợ im lặng sẽ bám riết lấy tôi. Mình là con ngừời, sao phải im lặng. Mình có tai để nghe, có mắt để nhìn và có miệng để nói, sao phải im lặng. Là con người, cái cực nhất là không nói được, nhưng dứt khoát không phải là im lặng. Sự im lặng làm người ta khó hiểu và già nua. Sự im lặng cũng không khác gì cái chết.
Tôi vùng dậy...hóa ra mình ngủ mê.
Tiếng đàn nhà bên vẫn râm ran, nghe buồn não. Đàn không hay thì đúng rồi, nhưng có phải họ đàn cho mình đâu. Có thể nỗi lòng họ có chỗ nào u uẩn cần cất...tiếng gọi. Hình như, ở chỗ nào, họ đã gặp sự cô đơn, chung quanh là nỗi im lặng hoang vu đáng sợ đến cùng kiệt, họ cảm thấy ngột ngạt nên những ngón tay buộc phải khuấy để tìm...chỗ dựa. Tiếng đàn của họ uể oải, lúc róng lên, lúc tụt hẫng làm mình gai người. Một vài nốt đánh sai, hình như là cố ý, bò vào mép chăn tôi nằm phân giải, có thể rằng chúng không muốn sự thanh thoát mà chỉ là cố tình nấc những hơi thở mà họ đang ở ...nơi im lặng, đã lâu rồi...
Sự im lặng với giấc ngủ của tôi có thể là suôn sẻ nhưng với người khác là sự cực hình, cái cực hình kia và cái suôn sẻ ấy liệu có cùng một hướng?
Tôi miên man chẳng biết mình nghĩ gì nữa... và lăn ra ngủ.
TUẤN ANH
Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011
HÔM NAY TRỜI MƯA
Trời hôm nay mưa, lại lạnh, làm mình tự nhiên buồn. Buồn vì chẳng đi được, cứ quẩn quanh ra , vào rồi lại ngóng ở ngõ. Đành rằng , ngõ chẳng có ma nào, nhưng vẫn ngóng...
Hai tay đút túi quần, người co lại...đã lâu rồi, chẳng đi đâu cả, chiếc điện thoại thật hiền lành, mình giờ không thấy thích nữa.
Những giọt mưa bé tí, chỉ bằng cái kim, mà rét. Cây hoa giấy ngoài sân hoa vừa mới ra đã rụng, có lẽ nó chẳng ưa gì những giọt mưa hiu hắt loại này.
Mình buồn.
Trong nhà chỉ có một mình, hết đi ra rồi vào mà chẳng biết làm gì. Mưa kìm hãm đôi chân, không đi được. Không, mưa là chiếc cánh cửa đang khóa trái tâm hồn mình. Con người chết sầu... vì mưa. Mà đột nhiên mình thấy nhớ, cũng chẳng biết... nhớ gì. Nhớ người bạn lâu năm ...đến người bạn mới quen, hay một buổi đạp xe lòng vòng quanh hồ Quần ngựa. Hồ Quần ngựa, ai cũng ra đấy, họ có niềm vui riêng của họ, còn mình ra... chẳng ai biết, nhưng hình như nỗi buồn cũng vơi đi ...thì phải?
Nhưng mưa thế này ai đạp xe ra hồ được, mưa là sợi giây để buộc chân mình.
Tháng mười, những trận mưa như thế này với nhà nông có lẽ không cần thiết, vì đang vào vụ thu hoạch, còn với mình , không liên quan, nhưng cũng không thích. Mưa không làm ai chảy máu hay những lời chì chiết hoang dại. Mưa cũng không trút cho ai nỗi buồn, chỉ biết rằng mình hay nghĩ ngợi đây đó rồi... đổ cho mưa!
Và mưa là con nợ ...để cho người ta trách!
TUẤN ANH
Hai tay đút túi quần, người co lại...đã lâu rồi, chẳng đi đâu cả, chiếc điện thoại thật hiền lành, mình giờ không thấy thích nữa.
Những giọt mưa bé tí, chỉ bằng cái kim, mà rét. Cây hoa giấy ngoài sân hoa vừa mới ra đã rụng, có lẽ nó chẳng ưa gì những giọt mưa hiu hắt loại này.
Mình buồn.
Trong nhà chỉ có một mình, hết đi ra rồi vào mà chẳng biết làm gì. Mưa kìm hãm đôi chân, không đi được. Không, mưa là chiếc cánh cửa đang khóa trái tâm hồn mình. Con người chết sầu... vì mưa. Mà đột nhiên mình thấy nhớ, cũng chẳng biết... nhớ gì. Nhớ người bạn lâu năm ...đến người bạn mới quen, hay một buổi đạp xe lòng vòng quanh hồ Quần ngựa. Hồ Quần ngựa, ai cũng ra đấy, họ có niềm vui riêng của họ, còn mình ra... chẳng ai biết, nhưng hình như nỗi buồn cũng vơi đi ...thì phải?
Nhưng mưa thế này ai đạp xe ra hồ được, mưa là sợi giây để buộc chân mình.
Tháng mười, những trận mưa như thế này với nhà nông có lẽ không cần thiết, vì đang vào vụ thu hoạch, còn với mình , không liên quan, nhưng cũng không thích. Mưa không làm ai chảy máu hay những lời chì chiết hoang dại. Mưa cũng không trút cho ai nỗi buồn, chỉ biết rằng mình hay nghĩ ngợi đây đó rồi... đổ cho mưa!
Và mưa là con nợ ...để cho người ta trách!
TUẤN ANH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)