Ly cà phê tháng mười hai là tập tản
văn đầu tiên nhưng là đầu sách thứ ba và mới nhất của nhà thơ Tuấn Anh, sau hai
tập thơ Ô cửa tháng Giêng và Giấc mơ không nơi cư trú. Khi tặng cho tôi tập
sách này, nhà thơ Tuấn Anh chia sẻ: “Đây là những
gì tôi thấy được, cảm được từ hầu hết các chuyến đi qua những miền đất nước và
cả những ký ức của tôi, về tôi trong những tháng ngày qua. Tôi hi vọng được độc
giả đón đọc, mến yêu như những trang thơ tôi đã từng viết”.
Gồm 27 tản văn-là tập hợp những suy tư của nhà thơ về tình người, tình đời, Ly cà phê tháng mười hai đem đến cho bạn đọc một cái nhìn đong đầy sự ấm áp, thân thiện-một sự trải lòng trong thẳm sâu những trách nhiệm của tác giả đối với cuộc sống này. Tiếp cận sự việc, sự vật bằng đôi mắt nhìn rất thơ, được viết nên bởi giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng ăm ắp trở trăn, đồng thời lại được sắp xếp theo một trình tự dụng tâm của người viết, các tản văn như Chuyện đi tàu, Dọn dẹp, Khoảng lặng, Đêm Ba Hòn, Ngồi với Trịnh, Nhớ nước Nga, Tiếng đàn đêm, Quá khứ, Những nhánh rẽ… đã cùng nhau đem đến cho bạn đọc bời bời xúc cảm, nghĩ suy. Đọc tản văn Quá khứ, chắc hẳn độc giả sẽ không thể không dừng lại trước những câu chữ sâu lắng suy tư này: “Quá khứ đâu chỉ nằm sâu trong bức ảnh, mà nằm ở chiều sâu con người của tấm ảnh đó. Những tấm ảnh mới có đẹp, nhưng với tôi thành xa vắng, chứ không phải của mình. Có quá khứ qua đi, tưởng rất đơn giản, như vừa trút được gánh nặng, nhưng có quá khứ qua đi, làm mình không cầm lòng được. Mọi vật trên đời đều có ý nghĩa của nó, nếu nhìn sâu vào từng góc cạnh, đều có một linh hồn…”. Còn trong “Gửi về bên kia sông”, nhà thơ Tuấn Anh đã gửi những lời đượm màu triết lý: “Trời mưa, làm mình buồn đi đôi chút, bởi cuộc gặp sẽ không thành. Nhưng biết ở đâu đó, cũng có người mong mưa và họ đã toại nguyện. Cái mất của người này, là cái được của người khác. Trời mưa có thể mang tới nhiều số phận khác nhau mà mỗi con người phải gánh chịu. Mưa không có lỗi lầm và con người cũng không có lỗi lầm. Lỗi lầm chính là sự mong mỏi, là kỳ vọng mà bất cứ người nào khao khát. Khao khát để yêu thương, khao khát có hạt mưa đúng lúc,làm lòng mình nguôi ngoai, khi quá khứ nỡ vô tình, để mình lại thấy rằng… hữu tình…”.
Đọc nhiều lần Ly cà phê tháng mười hai, tôi vẫn luôn thích cái cách nhà thơ nhìn nhận tất thảy mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi đọc được qua từng câu từng chữ nét giản đơn chân thật, đọc được cả sự ấm áp tình thân và hơn hết thảy, đó là một trái tim yêu đời và rất có trách nhiệm với đời. Và, chúng ta, trong những sớm mai ngậm mật heo may hay trong những khoảng chiều bảng lảng sương khói, dành đôi chút thời gian đọc những dòng chữ này, hẳn nhiều người vẫn thích: “Vẫn tách cà phê cũ, vẫn con người cũ nhưng ngồi đây, lòng lại thắc thỏm… Khác và giống có thể không cho kết quả, nhưng lại cho nỗi buồn. Mạch thời gian cũng như một ô cửa, khi ta bật dậy ngắm nhìn, rồi lại bật dậy thấy mình… khác. Cái khác hình như cũng là một hành trình để mình cần nghĩ suy…?”.
Gồm 27 tản văn-là tập hợp những suy tư của nhà thơ về tình người, tình đời, Ly cà phê tháng mười hai đem đến cho bạn đọc một cái nhìn đong đầy sự ấm áp, thân thiện-một sự trải lòng trong thẳm sâu những trách nhiệm của tác giả đối với cuộc sống này. Tiếp cận sự việc, sự vật bằng đôi mắt nhìn rất thơ, được viết nên bởi giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng ăm ắp trở trăn, đồng thời lại được sắp xếp theo một trình tự dụng tâm của người viết, các tản văn như Chuyện đi tàu, Dọn dẹp, Khoảng lặng, Đêm Ba Hòn, Ngồi với Trịnh, Nhớ nước Nga, Tiếng đàn đêm, Quá khứ, Những nhánh rẽ… đã cùng nhau đem đến cho bạn đọc bời bời xúc cảm, nghĩ suy. Đọc tản văn Quá khứ, chắc hẳn độc giả sẽ không thể không dừng lại trước những câu chữ sâu lắng suy tư này: “Quá khứ đâu chỉ nằm sâu trong bức ảnh, mà nằm ở chiều sâu con người của tấm ảnh đó. Những tấm ảnh mới có đẹp, nhưng với tôi thành xa vắng, chứ không phải của mình. Có quá khứ qua đi, tưởng rất đơn giản, như vừa trút được gánh nặng, nhưng có quá khứ qua đi, làm mình không cầm lòng được. Mọi vật trên đời đều có ý nghĩa của nó, nếu nhìn sâu vào từng góc cạnh, đều có một linh hồn…”. Còn trong “Gửi về bên kia sông”, nhà thơ Tuấn Anh đã gửi những lời đượm màu triết lý: “Trời mưa, làm mình buồn đi đôi chút, bởi cuộc gặp sẽ không thành. Nhưng biết ở đâu đó, cũng có người mong mưa và họ đã toại nguyện. Cái mất của người này, là cái được của người khác. Trời mưa có thể mang tới nhiều số phận khác nhau mà mỗi con người phải gánh chịu. Mưa không có lỗi lầm và con người cũng không có lỗi lầm. Lỗi lầm chính là sự mong mỏi, là kỳ vọng mà bất cứ người nào khao khát. Khao khát để yêu thương, khao khát có hạt mưa đúng lúc,làm lòng mình nguôi ngoai, khi quá khứ nỡ vô tình, để mình lại thấy rằng… hữu tình…”.
Đọc nhiều lần Ly cà phê tháng mười hai, tôi vẫn luôn thích cái cách nhà thơ nhìn nhận tất thảy mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi đọc được qua từng câu từng chữ nét giản đơn chân thật, đọc được cả sự ấm áp tình thân và hơn hết thảy, đó là một trái tim yêu đời và rất có trách nhiệm với đời. Và, chúng ta, trong những sớm mai ngậm mật heo may hay trong những khoảng chiều bảng lảng sương khói, dành đôi chút thời gian đọc những dòng chữ này, hẳn nhiều người vẫn thích: “Vẫn tách cà phê cũ, vẫn con người cũ nhưng ngồi đây, lòng lại thắc thỏm… Khác và giống có thể không cho kết quả, nhưng lại cho nỗi buồn. Mạch thời gian cũng như một ô cửa, khi ta bật dậy ngắm nhìn, rồi lại bật dậy thấy mình… khác. Cái khác hình như cũng là một hành trình để mình cần nghĩ suy…?”.
THÁI
BÌNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét